THÔNG TIN SẢN PHẨM

MÔ TẢ

Định Nghĩa

Bu lông hóa chất là một loại bu lông khá đặc biệt với nhiều tên gọi khác nhau như bu lông neo hóa chất, bu lông nở hóa chất, hay tắc kê hóa chất… Điểm đặc biệt của loại bu lông này, đó là sử dụng hóa chất (thường gọi là keo cấy thép) để liên kết bu lông (thanh ren) với nền bê tông, đá, hay gạch…Còn bu lông thì vẫn có thể là chất liệu thép không gỉ inox hay thép hợp kim thông dụng, như vậy có thể thấy bu lông hóa chất có chức năng như bu lông neo móng, hay bu lông nở (đó chính là nguồn gốc cho tên bu lông neo hóa chất hay bu lông nở hóa chất).

Thành phần cấu tạo

Để cấu tạo nên một bu lông hóa chất làm việc hoàn thiện để có thể làm việc với đầy đủ chức năng thì thông thường gồm có 2 phần: phần keo cấy thép (hóa chất) và phần bu lông.

Phần keo cấy thép (hóa chất) có hai dạng đó là:

  • Keo dạng ống có thể là ống thủy tinh hay ống nilon, được đóng gói dạng ống đúng như tên gọi, thành phần của loại hóa chất này bao gồm 2 thành phần: Epoxy acrylic và hardener and squartz sand. Loại hóa chất này có tính bám dính cực kỳ cao, thông thường sử dụng neo vào đá, neo vào bê tông trong môi trường làm việc có thể khô hoặc ẩm. Một số loại hóa chất thông dụng mang lại hiệu quả cao hiện nay như là: HVA (Hilti), RM (Fisher), Maxima (Ramset)…

Bu lông hóa chất dạng ống

  • Hóa chất dạng tuýp keo đóng gói to, khi sử dụng phải bơm vào lỗ, một số loại hóa chất thông dụng của loại này thường xuyên được sử dụng hiện nay như: Hilti RE 500, Fisher EM 390

Bu lông hóa chất dạng tuýp

Phần bu lông của bu lông hóa chất là một dạng bu lông thanh ren có cấu tạo cũng khá đặc biệt, và phần bu lông này cũng có khá đa dạng quy cách, khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau.

Ứng dụng

Nhờ những đặc tính trên thì bu lông hóa chất được sử dụng rất rộng rãi trong thời điểm hiện nay. Dưới đây là những ứng dụng cụ thể trong thi công sử dụng bu lông hóa chất:

  • Xây lắp mái đón canopy và mái che sân thượng

  • Gắn hệ thống kệ giá đỡ kho hàng
  • Neo cấy thép cho lan can
  • Sử dụng rộng rãi trong thi công công trình cầu đường, hầm  

  • Lắp đặt cầu thang sắt thoát hiểm nhà cao tầng
  • Thi công bu long neo móng cẩu tháp
  • Lắp đặt chân đế cột điện thép

  • Lắp đặt đệm cao su khe co giãn, quạt thông gió
  • Neo cấy thép lắp đặt bệ máy móc thiết bị có tải trọng lớn và độ rung động vào sàn bêtông
  • Xây dựng tầng hầm nhà cao tầng
  • Thi công neo cấy cột nhà công nghiệp

  • Neo hệ kèo thép shoring chống tường vây
  • Sử dụng bu lông neo hóa chất trong xây dựng đường hầm, cầu cảng, mố neo ụ tàu, ứng dụng dưới nước

Phân loại

Nhờ những đặc tính ở trên , căn cứ vào kiểu của keo hóa chất thì có thể phân loại bu lông hóa chất làm hai dạng:

  • Bu lông hóa chất có hóa chất dạng ống như ống nhựa hay ống thủy tinh.
  • Bu lông hóa chất có hóa chất dạng tuýp.

Mỗi loại hóa chất sẽ thích hợp với mỗi loại bu lông khác nhau, chính vì vậy mà chúng ta không phân loại bu lông hóa chất dựa trên cơ sở đặc tính của bu lông nữa. Tùy vào từng công trình có tính chất khác nhau, mà có thể lựa chọn loại hóa chất phù hợp nhất với công việc đó, cũng trên cơ sở đó có thể chọn loại bu lông phù hợp.

Ưu điểm và nhược điểm

Về cường độ liên kết: Bu lông hóa chất dạng tuýp mang cường độ kết liên cao, do thuộc tính hóa học của nó. Thành phần hóa học của bu lông hóa chất dạng tuýp mang công thức là 1 Epoxy tinh khiết ( thuần Epoxy) là dạng epoxy mang cường độ cao nhất trong các hệ sản phẩm Polymer. Bu lông hóa chất dạng ống thường được cung cấp từ gốc Epoxy Acrylic hoặc Methyl Methacrylate, vì vậy cường độ bám dính cao hơn bu lông hóa chất dạng tuýp (Epoxy tinh khiết) từ 20-30%.

Về thời gian thi công: Thời gian đông kết của bu lông hóa chất dạng ống dao động từ 2-10 phút, tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, trong khi thời gian đông cứng của bu lông hóa chất dạng tuýp trong khoảng 1-3 giờ. Tất nhiên, nhờ đó mà bu lông hóa chất dạng ống cho phép thời gian lắp đặt kết cấu tốc độ nhanh hơn. Tất nhiên việc đông cứng rất nhanh, cũng sẽ đòi hỏi giai đoạn lắp đặt phải rất chính xác, không được để gián đoạn vì chỉnh sửa rất khó khăn, căn chỉnh sau khi đã lắp đặt xong.

Dụng cụ lắp đặt: Cả hai loại hóa chất khi thi công đều cần thiết bị chuyên dùng để lắp đặt, đối với bu lông hóa chất dạng ống thì dụng cụ chuyên dùng cần thiết để thi công là : máy khoan cầm tay, kèm theo đầu chụp lục giác (do nhà phân phối cung cấp). Đối với bu lông hóa chất dạng uýp thì bắt buộc phải có súng bơm keo (do nhà phân phối cung cấp)

Bảo quản: Do được đóng gói trong ống thủy tinh (hoặc ni lông PVC) từng ống, việc tải, bảo quản bu lông hóa chất dạng ống hơi khó khăn, dễ gây vỡ, hỏng do va đập… nên cần chú ý vấn đề vận chuyển và bảo quản để tránh lãng phí, thất thoát. Bu lông hóa chất dạng tuýp do được đóng gói dạng tuýp keo, trong hộp nhựa cứng nên việc vận chuyển và bảo quản dễ dàng hơn.

Tính thích nghi: Lưu ý khi sử dụng bu lông hóa chất dạng ống, lỗ khoan phải đảm bảo đúng kích thước danh nghĩa, có dung sai nhỏ nhất, trường hợp khoan lỗ bị rộng, hay hẹp (do khoan gặp thép, lách mũi, xiên…), quá sâu hay quá nông, không nên sử dụng bu lông hóa chất dạng ống (một số trường hợp thì việc lắp đặt là không thể). Do bu lông hóa chất dạng ống đã được định lượng cho 1 lỗ khoan (với kích thước tiêu chuẩn). Nếu gặp các trường hợp trên, có thể điều chỉnh sang sử dụng bu lông hóa chất dạng tuýp sẽ khắc phục được vấn đề, vì với dạng tuýp thì thể tùy chỉnh độ rộng, độ xiên của lỗ khoan bằng cách bơm bù nhưng khe hở chậm tiến độ, trong khi liên kết vẫn được đảm bảo.`

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay: 0986681859