Công dụng

Bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh ứng dụng rất nhiều trong việc lắp đặt kết cấu như bảng điện, tử điện, cố định cột các chuồng nuôi gia xúc, gia cố ghế ngồi trên các sân vận động, sử dụng trong việc thi công nhà thép, nhà để xe, cố định thanh chống, lắp đặt chân đế máy móc, lắp đặt các loại bệ đỡ, kệ bảo quản… bu lông nở đinh, tắc kê nở đinh rất được người dân tại những đất nước chịu nhiều động đất – như Nhật Bản ưa sử dụng. Do bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh có khả năng chịu lực rung động cực tốt.

Cấu tạo

Cấu tạo của bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh có thể chia ra thành 5 phần

Phần 1: Đinh của bu lông là loại đinh đã được tôi cứng

Phần 2: Phần đầu bu lông có ren hệ mét

Phần 3: Đai ốc và vòng đệm tương thích nhau, chỉ có thể chuyển động xuay với nhau mà không thể tách rời nhau.

Phần 4: Phần áo nở hay còn gọi là chân bu lông, khi đinh được đóng xuống thì áo nở giãn ra, ép sát vào thành bê tông tạo ra lực liên kết.

Phần 5: Các đường gân giúp tăng ma sát, tăng lực bám của bu lông với thành bê tông.

Phân loại

Dựa vào nguồn vật liệu sản xuất thì chúng ta có thể phân loại bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh  ra làm 2 loại:

  • Bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh sản xuất từ thép không gỉ inox (stainless steel)
  • Bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh sản xuất từ thép các bon

Thông số kỹ thuật

Bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh được sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn quốc tế, việc này nhằm hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất. Cũng như việc sản phẩm của nước này cũng được sử dụng tại nước khác với đúng quy cách và thông số như nhau. Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh:

TSKT Bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh

Vật liệu sản xuất

Như đã nói ở trên thì vật liệu sản xuất bu lông nở đinh – tắc kê nở đinh có sự lựa chọn là thép các bon và thép không gỉ. Thép các bon thì không có nhiều sự lựa chọn về vật liệu, tuy nhiên về thép không gỉ inox (stainless steel) thì có khá nhiều loại. Dưới đây là một số mác thép không gỉ thường sử dụng để sản xuất bu lông nở inox:

  • Inox 201 có mác thép là SUS 201, đây là loại vật liệu có khả năng chịu lực tốt, bề mặt sản phẩm sáng bóng mang lại tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý. Tuy nhiên điểm yếu của loại vật liệu inox 201 đó là khả năng chống ăn mòn hóa học hạn chế. Những loại bu lông nở inox 201 chỉ nên sử dụng ở những nơi khô ráo.
  • Inox 304 là mác thép SUS 304 có tỷ lệ sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chính vì khả năng chịu ăn mòn hóa học rất tốt nên bu lông nở inox thường được sử dụng ở những vị trí chịu ăn mòn hóa học nhiều. Khả năng chịu lực của vật liệu inox 304 cũng rất tốt, hay tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng rất cao. Tất nhiên giá sản phẩm sản xuất từ inox 304 sẽ cao hơn sản xuất từ inox 201.
  • Inox 316 là loại vật liệu có khả năng chịu ăn mòn hóa học vượt trội, bu lông nở inox 316 có thể sử dụng trong những môi trường chịu ăn mòn lớn như tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Không những thế, khả năng chịu lực của bu lông inox 316 cũng được đánh giá rất cao. Nếu thử nghiệm khả năng chịu lục của bu lông nở inox 316 thì có thể được đánh giá ngang với loại bu lông cường độ chịu lực 8.8. Về giá sản phẩm sản xuất từ inox 316 đương nhiên sẽ có giá cao hơn sản phẩm sản xuất từ inox 201 và inox 304.
  • Inox 316L là vật liệu có khả năng chống ăn mòn hóa học còn tốt hơn loại vật liệu inox 316, tuy nhiên khả năng chịu lực lại không bằng inox 316. Do thành phần các bon trong vật liệu inox 316L thấp hơn trong inox 316 (chữ L – viết tắt của chữ Low – có nghĩa là thấp, thể hiện thành phần các bon thấp).